|

Trích máu ngón tay để đo đường huyết mao mạch
Trích máu ngón tay để đo đường huyết mao mạch
Trích máu ngón tay để đo đường huyết mao mạch

Mức đường huyết lúc đói như thế nào là
bình thường với người bệnh đái tháo đường?

Nắm rõ đường huyết trung bình hay nồng độ đường mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt khi bạn quan tâm đến sức khỏe hoặc quản lý đái tháo đường. Nếu máy đo đường huyết của bạn thường xuyên cho kết quả chỉ số đường huyết cao hoặc thấp, có thể đã đến lúc bạn nên đến ngay bệnh viện để tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, và thực hiện xét nghiệm đường huyết để đảm bảo rằng tình trạng đái tháo đường của bạn đang được kiểm soát.

Làm thế nào để bạn biết nồng độ đường huyết lúc đói bình thường của mình?

Đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Do đó, để hạn chế tình trạng này, nhiều người đầu tư để có một thiết bị đo đường huyết cá nhân. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về các thiết bị đo đường huyết, chúng ta cần biết các kiến thức cơ bản về kiểm tra đường huyết.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết của bạn?

Mặc dù có thể bạn đã biết thực phẩm ảnh hưởng đến đường huyết, nhưng cách ăn uống có tầm quan trọng không kém: ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn khi nào, tất cả đều là những yếu tố mà bạn cần xem xét. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng đái tháo đường bao gồm việc sử dụng rượu, sử dụng thuốc theo chỉ định, bệnh lý nền, các vấn đề về mất nước, căng thẳng, và tuổi tác.

Cách tập luyện và mức độ tập luyện thể chất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đường huyết. Khi xét nghiệm đường huyết, phải lưu ý các yếu tố này để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Những yếu tố nguy cơ đái tháo đường là gì?

Bất kỳ ai có các yếu tố nguy cơ đái tháo đường sau đây cần nghiêm túc kiểm tra đường huyết của bản thân.

  1. Tuổi tác – Tất cả những người lớn hơn 45 tuổi có tỉ lệ nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn, do đó nên kiểm tra đường huyết một cách thường xuyên và đều đặn.48
  2. Tiền đái tháo đường – Tất cả những người được chẩn đoán tiền đái tháo đường đều có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường, do đó, cần phải kiểm tra đường huyết định kỳ.48
  3. Chỉ số BMI – Những người có chỉ số BMI gần bằng 25 hoặc cao hơn đều có nguy cơ tiến triển các biến chứng liên quan đến đái tháo đường.49

Dựa vào những thông tin trên, hãy cân nhắc kiểm tra mức đường huyết của bạn càng sớm càng tốt. Ngoài việc kiểm tra tại bệnh viện, bạn cũng có thể kiểm tra đường huyết của mình bằng một thiết bị theo dõi đường huyết cá nhân.

Chủ đề được yêu thích

Tài liệu tham khảo: 48. Centers for Disease Control and Prevention. Diabetes Risk Factors. Accessed 20 May 2023. Available at: https://www.cdc.gov/diabetes/basics/risk-factors.html. 49. Bays HE, et al. Int J Clin Pract. 2007;61(5):737–47.

Tuyên bố miễn trừ - Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Không có dữ liệu bệnh nhân thực tế. Bất kỳ người nào được mô tả trong ảnh đều là người mẫu.

Thông tin được đề cập trong tài liệu này chỉ mang tính chất gợi ý cho việc giáo dục bệnh nhân và không được xem là thay thế cho lời khuyên của bác sĩ hoặc các khuyến nghị từ Abbott. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.