Tất cả những người mắc đái tháo đường típ 1 và típ 2 đều biết rằng để duy trì sức khỏe tốt nhất, họ cần biết rõ nồng độ đường huyết của mình. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết. Nếu bạn đang phân vân không biết việc theo dõi đường huyết có thật sự quan trọng hay không, thì hãy hiểu rằng thiết bị theo dõi đường huyết là một phần không thể thiếu với người bệnh đái tháo đường.
Việc có thể theo dõi mức đường huyết của mình vào bất cứ thời điểm nào trong ngày sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu chính xác và đầy đủ để quyết định chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp nhất.
Còn những lý do nào khác khiến việc kiểm tra đường huyết trở nên quan trọng không?
Việc kiểm tra đường huyết cung cấp thông tin cần thiết để quản lý tình trạng đái tháo đường, góp phần làm cuộc sống của bạn trở nên đơn giản hơn, bao gồm:
- Xác định nồng độ đường huyết đang cao hay thấp
- Cung cấp đủ dữ liệu để đưa ra lựa chọn thực phẩm, tập luyện và thuốc điều trị phù hợp
- Theo dõi tiến trình để thấy bạn đã đạt được những mục tiêu nào trong kế hoạch điều trị của mình
- Hiểu rõ sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và tập luyện lên cơ thể và sức khỏe
- Nhận biết được tác động của những yếu tố khác như bệnh tật hoặc stress đến tình trạng đái tháo đường
Tôi nên kiểm tra đường huyết của mình như thế nào? Vào lúc nào?
Tần suất kiểm tra thường tùy thuộc vào tình trạng đái tháo đường của bạn là típ 1 hay típ 2, hoặc kế hoạch điều trị và khuyến cáo của bác sĩ. Sau đây là những yếu tố bạn có thể xem xét khi xác định tần suất và thời điểm kiểm tra đường huyết:
- Loại đái tháo đường – Việc bạn đang mắc đái tháo đường típ 1 hay típ 2 sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm tra đường huyết. Hãy tham khảo bác sĩ để biết tần suất và thời gian kiểm tra đường huyết phù hợp.
- Kế hoạch điều trị của bạn - Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng đái tháo đường của bạn
- Thời gian đường huyết trong khoảng mục tiêu (TIR) mà bác sĩ khuyến cáo - TIR là chỉ số biểu thị khoảng thời gian tính bằng phần trăm mà mức đường huyết của một người duy trì trong phạm vi mục tiêu được bác sĩ đề xuất.
- Hoạt động hàng ngày – Mức độ hoạt động trong ngày: bạn có lối sống tĩnh tại ít vận động hay một phong cách sống năng động
Kiểm tra đường huyết bằng que thử đường huyết (BGM) hay thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM)
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không biết nên kiểm tra bằng que thử đường huyết (BGM) hay thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM), hãy đọc ngay những thông tin để hiểu rõ sự khác biệt giữa hai phương pháp, và tìm xem phương pháp nào phù hợp nhất với lối sống của bạn.
- CGM hiển thị 3 thông tin quan trọng về đường huyết của bạn:
- Lịch sử đường huyết trước đó
- Nồng độ đường huyết hiện tại
- Xu hướng thay đổi của đường huyết trong tương lai.
Điều này giúp bạn quản lý dễ dàng hơn và đưa ra quyết định tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, thuốc điều trị và vận động thể chất khi bạn hiểu rõ tác động của chúng lên đường huyết.
- CGM bao gồm một cảm biến nhỏ kèm với một đầu đọc. Chỉ cần dùng đầu đọc quét cảm biến để biết được chỉ số đường huyết thay vì phải trích máu ngón tay. Điều này giúp việc kiểm tra đường huyết hàng ngày trở nên dễ dàng hơn nhiều và không còn đau đớn.
- CGM đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm hạ đường huyết đáng kể6,17 cả ngày và đêm, và còn giúp giảm mức A1C11.
- CGM đo nồng độ đường từ dịch mô kẽ, giữa những mô tế bào dưới da thay vì từ máu.
Ngược lại, đối với que thử đường huyết BGM, bạn cần dùng kim để trích máu ngón tay cho lên que thử, sau đó thiết bị sẽ đo nồng độ đường và hiển thị kết quả.
Không như theo dõi đường huyết liên tục, que thử đường huyết chỉ có thể hiện thị mức đường huyết ngay tại thời điểm đo, không bao gồm các dữ liệu trong quá khứ hay xu hướng tương lai. Nói cách khác, nếu chỉ sử dụng que thử đường huyết bạn sẽ không nắm được dao động hay xu hướng đường huyết của mình.
Kiểm tra đường huyết bằng CGM
- Để theo dõi đường huyết liên tục, CGM sử dụng một cảm biến nhỏ gắn lên da, thường là trên cánh tay. Cảm biến được gắn lên da dễ dàng chỉ nhờ một dụng cụ hỗ trợ chuyên biệt.
- Cảm biến đo đường huyết thông qua dịch mô kẽ và thường cung cấp dữ liệu theo thời gian thực.
- Cảm biến cần được thay trong quá trình sử dụng. Đối với hầu hết các loại CGM hiện có, bạn sẽ cần thay cảm biến mỗi 14 ngày. Tuy nhiên, đối với các thiết bị cấy dưới da trong thời gian dài, bác sĩ sẽ thay khoảng vài lần một năm.
- Dữ liệu đường huyết từ cảm biến có thể được gửi đến đầu đọc, hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy bơm insulin, tuỳ thuộc vào loại CGM bạn đang sử dụng
Tại sao cần kiểm tra A1c?
Xét nghiệm A1C là một xét nghiệm máu thông thường được sử dụng để chấn đoán đái tháo đường típ 1 và 2. Với người bệnh đái tháo đường, A1C là một chỉ số giúp quản lý mức đường huyết.
Xét nghiệm này còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như xét nghiệm glycated hemoglobin, glycosylated hemoglobinc (hemoglobin glycosyl hoá), hemoglobin A1C, hoặc xét nghiệm HbA1C – thông tin có thể giúp bạn tham khảo thêm các nghiên cứu về đái tháo đường.
A1C phản ánh mức đường huyết trung bình của bạn trong vòng hai đến ba tháng trước đó. Xét nghiệm này đo lường phần gắn kết các protein với đường trên hemoglobin, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy trong máu.
Chỉ số A1C cao nghĩa là bạn chưa kiểm soát tốt đường huyết và điều này sẽ làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khoẻ trong tương lai.
CGM là công nghệ quản lý đái tháo đường tốt nhất hiện nay và được đã được chứng minh hiệu quả giúp giảm mức A1C12,27,28. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ quản lý đái tháo đường và tìm hiểu các phương pháp sống cùng đái tháo đường.
Stay connected