Làm thế nào để nói chuyện với trẻ về đái tháo đường?
Việc chăm sóc trẻ mắc đái tháo đường típ 1 không phải là việc dễ dàng. Cần phải kiên nhẫn, thấu hiểu để giải thích và trao đổi rõ ràng với trẻ về tình trạng đái tháo đường của mình:
Đọc thêm
Nếu bạn, con bạn hoặc người quen mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường, bạn có thể thấy choáng ngợp trước khối lượng thông tin khổng lồ và các biện pháp cần thiết để giúp ngăn chặn tình trạng đái tháo đường trở nên nghiêm trọng hơn. Việc nắm vững thuật ngữ y khoa trong điều trị và quản lý đái tháo đường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khoẻ của mình. Dưới đây là một số thuật ngữ cần biết để hiểu sâu hơn về đái tháo đường:
Đái tháo đường típ 1:
Nếu bạn được chẩn đoán đái tháo đường típ 1, điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tụy. Insulin là hormone cần thiết để tế bào chuyển hoá đường thành năng lượng, và đường trong cơ thể hấp thu từ thực phẩm bạn ăn.
Do không thể chuyển hoá đường vì thiếu insulin, đường không vào được tế bào và dẫn đến tăng nồng độ đường trong máu. Mức đường huyết cao có thể gây ra vấn đề sức khỏe trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Đái tháo đường típ 1 thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, do đó còn được gọi là đái tháo đường trẻ em. Các triệu chứng bao gồm gia tăng cảm giác khát và đói, tiểu nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, biến đổi tâm trạng và các vấn đề về da.
Bạn hoàn toàn có thể sống khoẻ mạnh và lâu dài với đái tháo đường típ 1, nếu như bạn theo dõi đường huyết thường xuyên, tiêm insulin khi cần, ăn uống cân đối và tập thể dục hàng ngày. Đối với người mắc đái tháo đường típ 1, bạn cần phải kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày, hãy cân nhắc đầu tư một bộ theo dõi đường huyết liên tục để quản lý đái tháo đường tốt hơn.
Đái tháo đường típ 2:
Khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 2, tức là tuỵ của bạn không sản xuất đủ insulin, dẫn đến nồng độ đường trong máu cao. Nồng độ đường trong máu cao trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng tim mạch, thần kinh và rối loạn miễn dịch.
Đái tháo đường típ 2 còn được gọi là đái tháo đường người lớn. Béo phì, tiền sử gia đình, tuổi tác và các tình trạng khác là các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường típ 2. Triệu chứng gồm cảm giác khát và đói liên tục, tiểu tiện nhiều, giảm cân không mong muốn, vết thương lâu lành, dễ mệt mỏi và tê chân
Chú trọng vào việc thay đổi lối sống và phòng ngừa tiến triển bệnh có thể giúp bạn sống khoẻ mạnh với đái tháo đường típ 2. Việc giảm cân, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn cùng việc sử dụng các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục để kiểm soát đường huyết của bạn là hữu ích.
1. Theo dõi đường huyết
Theo dõi đường huyết là quá trình kiểm tra nồng độ đường bằng máy đo đường huyết mao mạch hoặc thiết bị theo dõi đường huyết liên tục. Khi mắc đái tháo đường, việc theo dõi này giúp bạn nhận biết ảnh hưởng của thực phẩm, thuốc điều trị và các hoạt động khác đến tình trạng bệnh lý. Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào loại đái tháo đường, lối sống và lời khuyên của bác sĩ.
2. Theo dõi đường huyết liên tục
Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục theo dõi đường huyết của bạn suốt ngày đêm. Thiết bị này bao gồm một cảm biến gắn phía sau cánh tay, giúp đo đường trong dịch mô kẽ, là nồng độ đường đo được giữa các tế bào. Cảm biến sẽ kiểm tra đường huyết mỗi vài phút và thường đi kèm với một đầu đọc để quét, hiển thị mức đường huyết. FreesStyle Libre của Abbott là bộ theo dõi đường huyết liên tục được tin dùng bởi gần 4.5 triệu người trên toàn thế giới35.
3. Tăng đường huyết3
Tăng đường huyết là tình trạng nồng độ đường trong máu cao bất thường, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, có thể gặp ở cả đái tháo đường típ 1 và 2. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau đầu, cảm giác đói và tiểu nhiều. Việc quan sát triệu chứng và kiểm tra đường huyết thường xuyên rất cần thiết, nhằm ngăn ngừa các vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng.
4. Hạ đường huyết30
Hạ đường huyết là khi mức đường huyết thấp hơn mức bình thường, cũng có thể xảy ra ở cả đái tháo đường típ 1 và 2. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, da tái, lo âu, run rẩy, cảm giác đói và dễ cáu gắt.
5. Bộ theo dõi đường huyết liên tục
Hệ thống này cho phép bạn kiểm tra đường huyết mà không cần trích máu ngón tay1. Nếu bạn được chẩn đoán mắc đái tháo đường, hệ thống này giúp quản lý đường huyết hiệu quả hơn máy đo thông thường bởi nó cho phép theo dõi đường huyết suốt ngày đêm chỉ với một cảm biến nhỏ đeo dưới cánh tay
Để biết thêm thông tin về việc phòng ngừa đái tháo đường và về thiết bị theo dõi đường huyết liên tục, hãy tham khảo các bài viết và trang web khác của chúng tôi.
Tài liệu tham khảo: 3. American Diabetes Association. Diabetes Care. 2020;43(1):S77–S88. 30. Workgroup on Hypoglycemia, American Diabetes Association. Diabetes Care. 2005;28(5):1245–9. 35. Data on file. Abbott Diabetes Care.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm - Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Không có dữ liệu bệnh nhân thực tế. Bất kỳ người nào được mô tả trong ảnh đều là người mẫu.
1Thử đường mao mạch nếu đường cảm biến không tương xứng với triệu chứng hay mong đợi
Liên kết chuyển hướng bạn rời khỏi các trang web toàn cầu của Abbott không thuộc quyền kiểm soát của Abbott, và Abbott không chịu trách nhiệm về nội dung của bất kỳ trang web nào trong đó hoặc bất kỳ liên kết nào khác nữa xuất phát từ trang web đó. Abbott cung cấp những liên kết này cho bạn chỉ nhằm mục đích tạo thuận tiện cho bạn, và việc bao gồm bất cứ liên kết nào không hàm chứa chứng thực cho các trang web liên kết bởi Abbott.
Trang web bạn yêu cầu cũng có thể không được tối ưu hóa cho kích thước màn hình của bạn.
Bạn có muốn tiếp tục vào thoát khỏi trang web này không?
Stay connected